Trụ sở chính : Số 40 đường 16, phường An Phú, TP. Thủ Đức. TP.HCM
Hotline: 0862 626 114
GIAO HÀNG NHANH TOÀN QUỐC
Vữa chống cháy
Vữa chống cháy là một loại vật liệu xây dựng được thiết kế đặc biệt để bảo vệ các cấu kiện xây dựng như cột, dầm, và tường khỏi sự hư hỏng do nhiệt độ cao trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
Vữa chống cháy là một loại vật liệu xây dựng được thiết kế đặc biệt để bảo vệ các cấu kiện xây dựng như cột, dầm, và tường khỏi sự hư hỏng do nhiệt độ cao trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Các đặc điểm chính của vữa chống cháy bao gồm:
Khả năng chịu nhiệt: Vữa chống cháy có khả năng chịu được nhiệt độ cao mà không bị biến dạng hoặc phá hủy. Điều này giúp bảo vệ cấu trúc xây dựng và làm tăng thời gian an toàn cho người sử dụng và các thiết bị chữa cháy.
Khả năng cách nhiệt: Nó có khả năng cách nhiệt tốt, giảm sự truyền nhiệt từ ngọn lửa vào các cấu kiện chính của công trình, giúp duy trì độ bền và ổn định của cấu trúc.
Tính bám dính: Vữa chống cháy có tính bám dính cao với các loại bề mặt khác nhau, đảm bảo nó gắn chắc vào các cấu kiện cần bảo vệ.
Chống ẩm và chống ăn mòn: Nhiều loại vữa chống cháy còn có khả năng chống ẩm và chống ăn mòn, giúp duy trì hiệu quả bảo vệ trong môi trường khắc nghiệt.
Vữa chống cháy gốc xi măng: Đây là loại vữa được trộn với xi măng và các phụ gia chống cháy. Nó thường được sử dụng cho các cấu kiện bê tông và thép.
Vữa chống cháy gốc thạch cao: Thường được sử dụng cho các bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với nước và được ứng dụng trong các hệ thống tường và trần.
Vữa chống cháy gốc polymer: Là loại vữa hiện đại với tính năng vượt trội về khả năng chống cháy và chống thấm nước.
Bảo vệ cấu kiện thép: Được bọc lên các kết cấu thép để tăng khả năng chịu lửa và bảo vệ thép không bị mất tính chất cơ học khi nhiệt độ tăng cao.
Cải thiện thời gian chịu lửa: Được ứng dụng trong các công trình xây dựng để đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn cháy nổ và cải thiện thời gian chịu lửa của các cấu kiện.
Bảo vệ các hệ thống điện và đường ống: Được sử dụng để bảo vệ các hệ thống cơ điện trong công trình xây dựng.
Khi chọn vữa chống cháy, cần lưu ý đến các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn về an toàn cháy nổ của công trình để đảm bảo hiệu quả bảo vệ tốt nhất.
ĐẶC TRƯNG
- Màu sắc: màu xám.
- Chịu nhiệt cao.
- Không vôi hóa sau khi đốt.
- Chống nấm mốc hiệu quả.
- Chịu được nhiều loại khí hậu.
- Tỷ trọng nhẹ.
- Thi công bằng cách phun hoặc dùng bay.
- Không cháy trong hoặc sau khi ứng dụng.
- Không chứa Amiang – tuân thủ các quy định của EPA và OSHA.
- Không bở, độ bền va đập cao.
- Chất lượng ổn định.
THÀNH PHẦN
- Vermiculite
- Xi măng
- Vật liệu chống cháy vô cơ
- Các phụ gia khác
ỨNG DỤNG
- Là loại vữa chống cháy bọc phủ được thiết kế để xây dựng kết cấu thép, tường, mái, cung cấp khả năng chống cháy cho nhiều tòa nhà và mái nhà, dầm thép, cột thép
- Chúng còn được sử dụng để cách âm cho tường giữa các phòng các tầng. Cách nhiệt, chống cháy cho các công trình công nghiêp và dân dụng
- Bọc chống cháy cột thép, cột bê tông, dầm thép, dầm bê tông
- Bọc mái, sàn thép, sàn bê tông
- Cách nhiệt tường, mái nhà, sàn nhà
- Bọc lò nung, lò đốt, bọc phủ ống gió, ống khói…..
- Phun tiêu âm tường, trần đường hầm, tầng hầm, nhà hát rạp phim.
ĐỊNH MỨC, ĐỘ DÀY LỚP VERMI
ÁP DỤNG CHO KẾT CẤU THÉP DẠNG CỘT |
ÁP DỤNG CHO KẾT CẤU THÉP DẠNG DẦM, KÈO |
||
Giới hạn chịu lửa |
Độ dày lớp thạch cao Vermi (mm) |
Giới hạn chịu lửa |
Độ dày lớp thạch cao Vermi (mm) |
R30,45,60 |
12.5 |
R30,45,60 |
12.5 |
R90 |
16 |
R90 |
12.5 |
R120 |
19 |
R120 |
12.5 |
R240 |
50 |
R240 |
32 |
ĐIỀU KIỆN THI CÔNG
- Bề mặt vật liệu phải được làm sạch dầu mỡ và bụi bẩn.
- Nên thi công khi nhiệt độ không khí > 10 độ C và độ ẩm không khí < 85%, thi công trong điều kiện trời không mưa, nước đọng trên bề mặt.
- Dụng cụ thi công có thể sử dụng sung phun hoặc sử dụng phương pháp trát bả.
HƯỚNG DẪN THI CÔNG
Lớp lót:
- Sơn lót gốc Alkyd hoặc Epoxy giúp tăng độ bám dính giữa bề mặt vật liệu nền và thạch cao Vermi sau khi kết khối đảm bảo bám dính tốt theo thời gian.
- Bảo vệ bề mặt vật liệu nền, chống rỉ….
- Độ dày lớp lót 20-40μm cho độ bám dính tốt nhất.
Lớp VERMI:
- Độ dày thích hợp 10-50 mm sau khi bề mặt vật liệu đã xử lý bằng lớp lót từ 4-6h.
- Tỉ lệ pha trộn VERMI/nước: 1kg/0.66-0.75kg
- Định mức thi công: 3.8-4.3kg/m2/độ dày 10mm
Lớp sơn phủ:
- Nhằm tăng độ thẩm mỹ, chống thấm, chống nấm mốc của vật liệu, đảm bảo công trình có độ thẩm mỹ và an toàn.
- Thi công sau khi thi công lớp VERMI ≥ 24h
THỜI GIAN KHÔ
- Nhiệt độ càng thấp thời gian khô càng lâu.
- Độ ẩm không khí càng cao thời gian khô càng lâu.
- Lưu chuyển không khí: ở nơi thoáng gió vật liệu sẽ khô nhanh hơn.
- Độ dày lớp phủ: Tùy thuộc vào độ dày lớp vật liệu mà thời gian khô thay đổi.
BẢO QUẢN
- Đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nền đất.
HẠN SỬ DỤNG: 12 tháng kể từ ngày sản xuất.
QUY TRÌNH THI CÔNG LỚP VẬT LIỆU THẠCH CAO VERMICULITE CHO KẾT CẤU THÉP ĐẠT R
Kết cấu thép đạt R là những kết cấu chịu lực (Cột thép, dầm- sàn thép…) vẫn giữ ổn định về khả năng chịu lực chính của cấu kiện khi có NHIỆT (các kết cấu chính vẫn ổn định, mà không có hiện tượng kết cấu chịu lực bị phá hủy) Khi đạt nhiệt độ tới hạn phá hủy của kết cấu bằng thép là ~539 °C. Vì vậy cần có lớp vật liệu bao phủ bên ngoài kết cấu thép để đảm bảo tiêu chí R cho kết cấu công trình.
Kết cấu thép sử dụng giải pháp phun bọc vật liệu Thạch cao VERMICULITE đạt chuẩn R gồm có 4 lớp chính:
1. Lớp 01: Lớp sơn lót chống gỉ gốc Alkyd/ Epoxy
2. Lớp 02: Lớp lưới tôn dập giãn (lớp lati thép)
3. Lớp 03: Lớp thạch cao Vermiculite
4. Lớp 04: Ngoài cùng là lớp phủ màu.